Trao đổi về tác động của Cách mạng Công nghệ 4.0 trong triển khai công tác kế toán

*TS. Nguyễn Văn Hậu*

*Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

 

Tóm tắt

Cách mạng Công nghệ 4.0 (CMCN 4.0) đã tác động hầu hết đến các lĩnh vực trong xã hội, trong đó có lĩnh vực kế toán. Ứng dụng những kết quả của cuộc CMCN 4.0 trong lĩnh vực kế toán, sẽ xuất hiện nhiều cơ hội vượt trội, đồng thời cũng nhiều những thách thức, khó khăn. Vì thế, nhận diện được những vấn đề này, để từ đó hướng đến nội dung vận dụng, sẽ là vấn đề cơ bản của bài viết.

Abstract

Technology Revolution 4.0 has impacted almost field of society, including the Accounting field. Applying the results of Technology Revolution 4.0 to the Accounting field will be many outstanding opportunities, additionally, there will appear many difficult challenges. So, identifying these issues directly to the applicable content will be the basic article.

Từ khóa: Cách mạng Công nghệ 4.0, lĩnh vực kế toán, công tác kế toán.

Keywords: technology revolution 4.0, accounting field, accounting work.

JEL: M40, M41, M48, M49.

Những cơ hội đặt ra

Có thể chỉ ra những cơ hội cơ bản đối với kế toán, trong Cuộc CMCN 4.0 như sau:

Thứ nhất, sẽ tạo ra nền kinh tế, sẽ đóng góp tích cực, trong việc đưa ra các thông tin tài chính minh bạch, kịp thời, tăng cường tính công khai, minh bạch của thông tin tài chính, lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. Thông qua các hệ thống kiểm soát tự động, độ tin cậy và hợp lý của các báo cáo kế toán được nâng cao.

Thứ hai, dựa trên nền tảng công nghệ số, tích hợp các công nghệ thông minh, nên có ảnh hưởng khá lớn đến chu trình và phương pháp kế toán, giúp cho việc tối ưu hóa quy trình nghiệp vụ, quy trình xử lý, cung cấp thông tin cho bộ phận kế toán.

Thứ ba, làm tăng tốc độ xử lý dữ liệu, cũng như tăng khả năng lưu trữ dữ liệu. Kế toán có thể làm việc nhanh hơn với khối lượng công việc nhiều hơn, tính chính xác của thông tin cũng đảm bảo hơn, do vậy làm tăng hiệu quả xử lý công việc. Những công việc mang tính thường xuyên, lặp đi, lặp lại sẽ được thực hiện tự động hóa trên máy, mà không cần có sự tham gia của người làm kế toán. Độ tin cậy và tính chính xác của thông tin ở từng giai đoạn được đảm bảo, vì vậy những gian lận và sai sót trong trong quá trình thực hiện công việc kế toán cũng được giảm thiểu.

Thứ tư, thúc đẩy các cơ quan quản lý, các đơn vị phải đầu tư và ứng dụng công nghệ mạnh mẽ, công nghệ thông tin được ứng dụng sâu, rộng vào hầu hết các hoạt động nghiệp vụ tài chính,…

Thứ năm, với hệ thống mạng không dây, dữ liệu số hóa sẽ giúp công việc kế toán không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Theo đó, kế toán viên tại Việt Nam thực hiện các phần hành công việc kế toán ở bất cứ mọi lúc, mọi nơi, thông qua các phần mềm và kết nối mạng internet.

Thứ sáu, việc phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối trên toàn thế giới sẽ mở ra cơ hội tốt, để ngành kế toán tiếp cận những phần mềm kế toán tiện ích, chi phí phù hợp. Từ đó, sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiệm cận hệ thống kế toán quốc tế.

Thứ bảy, tổ chức bộ máy kế toán cũng sẽ bớt cồng kềnh do số lượng lao động kế toán giảm đi, do được ứng dụng công nghệ, các đơn vị sử dụng kế toán sẽ có thể giảm được những chi phí nhân công một cách tương đối, nếu sử dụng công nghệ thực hiện thay cho sức lao động. Các giao dịch, kiểm tra, kiểm duyệt, đối chiếu, cung cấp thông tin kế toán giữa các đơn vị dưới cũng được thực hiện nhanh chóng và không bị ảnh hưởng, do khoảng cách địa lý. Tuy nhiên, nghiệp vụ này sẽ bị ảnh hưởng, nếu mạng internet bị gián đoạn, người dùng không truy cập được.

Những thách thức cần giải quyết

Trong bối cảnh hiện nay, CMCN 4.0 có tác động đáng kể và mang lại nhiều thách thức, đối với hoạt động kế toán của các đơn vị kế toán, cụ thể:   

Một là, đòi hỏi các đơn vị phải trang bị một hệ thống cơ sở hạ tầng và công nghệ phù hợp. Đòi hỏi này đặt ra thách thức cho các đơn vị, trong việc đầu tư công nghệ và hạ tầng cơ sở, phục vụ cho việc ứng dụng.

Hai là, sự tác động mạnh mẽ đến hoạt động thu thập dữ liệu kế toán trong các đơn vị. Ngoài cách thức thu thập thông qua chứng từ, điện thoại, fax, kế toán viên còn có thể sử dụng hỗ trợ của các thiết bị như: máy quét mã vạch, trao đổi dữ liệu điện tử, dữ liệu lấy từ hệ thống khác, chứng từ điện tử,...

Ba là, việc rò rỉ thông tin tài chính của đơn vị khi sử dụng mạng dùng chung hoặc sử dụng công cụ tải dữ liệu từ email, goole drive,... đám mây về máy công cộng,... các thông tin cá nhân của những người sử dụng đã bị bán; hoặc bị tiết lộ ra ngoài. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến quyền riêng tư của người sử dụng.

Bốn là, đã góp phần làm thay đổi toàn diện lĩnh vực kế toán trong các đơn vị. Vì vậy, một bút toán thay đổi, có thể ảnh hưởng đến hệ thống kế toán nói riêng và toàn hệ thống nói chung; đồng thời công tác xử lý kế toán cũng được cập nhật, khi các phân hệ khác thay đổi. Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin kế toán (bao gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính) phục vụ ra quyết định, đảm bảo được tính kịp thời và chính xác về nội dung, hình thức, thời gian, đối tượng cung cấp và sử dụng thông tin.

Năm là, có thể thay thế những công việc thủ công của kế toán như thu thập, xử lý và tính toán số liệu. Tuy nhiên, những công đoạn mang tính phức tạp cao như: phân tích dữ liệu, tìm nguyên nhân của vấn đề,… thì luôn cần có sự tham gia của con người. Điều này đặt ra thách thức lớn là, phải nhanh chóng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kế toán.

Sáu là, đòi hỏi sự tham gia của người làm kế toán, toàn thể đơn vị, ngành, lĩnh vực và việc nhận thức đúng đắn về vai trò của Công nghiệp 4.0, đến việc nâng cao hiệu quả kế toán.

 

Một số nội dung vận dụng CMCN 4.0 trong triển khai công tác kế toán Nhà nước

Thứ nhất, ứng dụng của điện toán đám mây (Cloud computing)

Điện toán đám mây (ĐTĐM) dựa trên Internet, để cung cấp tài nguyên chia sẻ giống như dòng điện được phân phối trên lưới điện. Với ĐTĐM, các tài nguyên được sử dụng như một máy tính gộp ảo. Cấu hình hợp nhất này cung cấp một môi trường, mà ở đó các ứng dụng thực hiện một cách độc lập (bất cứ ai có thể truy cập tài nguyên khi hợp lệ) mà không cần quan tâm đến bất kỳ cấu hình cụ thể nào (không quan trọng cấu hình nào hay vị trí nào). Ứng dụng thao tác các phần hành kế toán trực tuyến và kê khai thuế, là một trong những ví dụ điển hình, trong việc ứng dụng ĐTĐM. Ứng dụng ĐTĐM vào công tác kế toán, nhằm chia sẻ dữ liệu nâng cao hiệu suất, mở rộng không gian lưu trữ và tiết kiệm chi phí.

Với phần mềm kế toán ứng dụng ĐTĐM, nguồn tài nguyên được chia sẻ cho mọi thành viên trong nhóm nên không chỉ mang lại hiệu suất cao mà còn đem đến những tiện ích khác như không gian lưu trữ lớn kèm khả năng cập nhật tự động tốt hơn.

Ứng dụng ĐTĐM vào công tác kế toán, nhằm sao lưu thường xuyên và khôi phục dữ liệu kịp thời, tự động đảm bảo an toàn lưu trữ dữ liệu. Hệ thống đám mây là một trong những cách an toàn nhất, để lưu trữ dữ liệu của bạn. Dữ liệu của đơn vị sẽ được lưu trữ tại các “đám mây”, do vậy trong quá trình sử dụng máy tính hoặc các thiết bị lưu trữ bị hỏng, mất thì dữ liệu vẫn an toàn và có thể khôi phục lại.

Ứng dụng ĐTĐM vào công tác kế toán Nhà nước, cho phép đơn vị tái tổ chức bộ máy kế toán Nhà nước theo hướng gọn nhẹ, vì không bị ảnh hưởng bởi vị trí địa lý và trang thiết bị. Phần mềm sử dụng ĐTĐM, cho phép người dùng truy cập dữ liệu bất cứ lúc nào, bất cứ đâu và trên bất cứ thiết bị nào. Kế toán viên có thể thực hiện các phần hành công việc kế toán ở bất cứ mọi lúc, mọi nơi, góp phần tăng tính kịp thời, chính xác và tính minh bạch của thông tin kế toán.

Thứ hai, ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (tiếng Anh: Artificial Intelligence hay Machine Intelligence, thường được viết tắt là AI) là trí tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào. Trí thông minh nhân tạo liên quan đến cách cư xử, sự học hỏi và khả năng thích ứng thông minh của máy móc, bao gồm: các tác vụ điều khiển, lập kế hoạch và lập lịch, cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng tiếng nói và khuôn mặt.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác kế toán, nhằm tự động hoá việc thu thập dữ liệu đầu vào. Công nghệ nhận dạng hình ảnh và học máy “Machine Learning” trong trí tuệ nhân tạo, sẽ giúp cho việc nhập dữ liệu nhanh chóng hơn. Ví dụ hóa đơn, chứng từ chỉ cần dùng điện thoại chụp ảnh; hoặc dùng máy scan, máy tính sẽ tự phân tích thông tin để chuyển thành hóa đơn, chứng từ vào phần mềm kế toán, mà không phải nhập dữ liệu bằng tay.

Sự đổi mới này, dựa trên các thuật toán cho phép các máy tính có thể giải thích dữ liệu mà chúng nhận được, để cải thiện kiến thức và chức năng của chúng. Tiềm năng của công nghệ này, là sự khởi đầu của các khả năng tiên đoán và phân tích của trí tuệ nhân tạo. Hệ thống như thế này, có thể cung cấp các báo cáo và lời khuyên cụ thể về các lựa chọn, để thực hiện cho tất cả các nhiệm vụ lặp đi lặp lại.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác kế toán, nhằm tự động hoá việc phân loại, định khoản, ghi sổ và đối chiếu dữ liệu. Hiện nay, việc áp dụng công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo để ghi sổ sách đang trở thành hiện thực, khi các phần mềm kế toán hiện đang cung cấp khả năng tự động nhập dữ liệu, điều chỉnh. Các đơn vị áp dụng nhập liệu bằng công nghệ nhận diện ký tự quang học (OCR), bằng việc chuyển đổi hình ảnh, PDF, chữ viết tay sang dạng văn bản tài liệu mềm. Ngoài ra, các kỹ sư còn ứng dụng công nghệ học sâu (machine learning) và cây quyết định (tree decision), để phân tích ngữ nghĩa trong câu, từ đó trích xuất những thông tin quan trọng và lưu lại trong cơ sở dữ liệu. Một hệ thống như thế này, có thể cung cấp các báo cáo và lời khuyên rõ ràng về các lựa chọn để thực hiện, đồng thời tất cả các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, đặc biệt là trong kế toán.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác kế toán, nhằm hỗ trợ xác định nhu cầu thông tin của người ra quyết định.

Thứ ba, ứng dụng của Blockchain

Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin, được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Với khả năng làm giảm phần lớn khả năng xảy ra sai sót, chống sửa đổi dữ liệu, bảo mật cao, thì Blockchain được các chuyên gia đánh giá, sẽ trở nên phổ biến trong lĩnh vực tài chính - kế toán. Ứng dụng của Blockchain trong kế toán được thể hiện, thông qua các đặc điểm chính như sau:

- Một giao dịch mới được thực hiện từ một người và được truyền đến một mạng lưới sổ cái giống hệt nhau, mà không có trung tâm điều khiển;

- Tất cả các giao dịch và hồ sơ được lưu trữ vĩnh viễn, không có khả năng bị giả mạo hoặc xóa bỏ;

- Blockchain được lập trình, cho phép tự động hóa các giao dịch và kiểm soát thông qua hợp đồng thông minh.

Ứng dụng công nghệ Blockchain vào công tác kế toán, nhằm nâng cao chất lượng, tính minh bạch, chính xác và đầy đủ của thông tin kế toán.

Tài liệu tham khảo

ACCA, Bộ Tài chính, (2018),Tài liệu Hội thảo “Cách mạng Công nghệ 4.0 thời cơ và thách thức với kế toán - kiểm toán”.

Bộ Tài chính, (2005), Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 về Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã.

Bộ Tài chính, (2006), Quyết định số 24/2006/QĐ-BTC ngày 06/04/2006 về việc ban hành Chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.

Bộ Tài chính, (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

Bộ Tài chính, (2010), Thông tư 185/2010/TT-BTC, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC.

Bộ Tài chính, (2011), Thông tư số 146/2011/TT-BTC, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã ban hành kèm theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005.

Bộ Tài chính, (2013), Thông tư số 08/2013/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện kế toán Nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS).

Bộ Tài chính, (2017), Thông tư 77/2017/TT-BTC, hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.

Bộ Tài chính, (2017), Thông tư 107/2017/TT-BTC, hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

Bộ Tài chính, (2018), Quyết định 1233/QĐ-BTC Về việc ban hành quy chế truyền nhận thông tin thu nộp, hoàn trả ngân sách Nhà nước điện tử giữa cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính và Kho bạc Nhà nước.

Bộ Tài chính, (2018), Thông tư 112/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 174/2015/TT-BTC hướng dẫn kế toán thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu áp dụng với các đơn vị hải quan.

Bộ Tài chính, (2018), Thông tư 74/2018/TT-BTC, Hướng dẫn chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương.

Bộ Tài chính, (2018), Thông tư 102/2018/TT-BTC, Hướng dẫn kế toán bảo hiểm xã hội.

Bộ Tài chính, (2018), Thông tư 103/2018/TT-BTC, Hướng dẫn kế toán áp dụng cho Quỹ “Vì người nghèo”.

Bộ Tài chính, (2018), Thông tư 108/2018/TT-BTC, Hướng dẫn kế toán dự trữ quốc gia.

Bộ Tài chính, (2018), Thông tư 109/2018/TT-BTC, Hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ Tích lũy

trả nợ.

Bộ Tài chính, (2019), Thông tư số 70/2019/TT-BTC, Hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã.

Bộ Tài chính, (2019), Thông tư số 76/2019/TT-BTC, Hướng dẫn kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông,

thủy lợi.

Bộ Tài chính, (2019), Thông tư 79/2019/TT-BTC ngày 14/11/2019, Hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công.

Chính phủ, (2002), Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002, Về chế độ tài chính áp dụng với đơn vị sự nghiệp có thu.

Chính phủ, (2004), Nghị định 128/2004/NĐ-CP, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kế toán trong lĩnh vực kế toán Nhà nước.

Đồng Bích Ngọc, Trần Thị Mỹ Anh, (2016), tài liệu dịch Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 của tác giả Klaus Schwab.

Đại học Lao động – Xã hội, (2019), Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia “Đào tạo kế toán – kiểm toán đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0”.

Đại học Thương Mại, (2019), Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Kế toán - Kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 cơ hội và thách thức”.

Học viện Tài chính, (2019), Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế “Finance anh Accounting in the fourth industrial revolution”.

Kho bạc Nhà nước, (2019), Báo cáo về việc kết quả đoàn công tác Kho bạc Nhà nước tham dự hội thảo tại Hàn Quốc.

Kho bạc Nhà nước, (2019), Báo cáo về việc kết quả chuyến công tác của Kho bạc Nhà nước sang thăm và làm việc với Kho bạc Liên Bang Nga.

Kho bạc Nhà nước, (2019), Báo cáo về việc kết quả chuyến công tác của Kho bạc Nhà nước sang thăm và làm việc với Kho bạc Nhà nước

Hungary.

Kho bạc Nhà nước, (2019), Báo cáo kết quả khảo sát tại Hoa Kỳ.

Quốc Hội, (2002), Luật ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11.

Quốc Hội, (2003), Luật Kế toán số 03/2003/QH11.

Quốc Hội, (2005), Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11.

Quốc Hội, (2006), Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11.

Quốc Hội, (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11.

Quốc Hội, (2012) Luật số 21/2012/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.

Quốc Hội, (2014), Luật Hải quan số 54/2014/QH13.

Quốc Hội, (2014), Luật số 71/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế.

Quốc Hội, (2015), Luật NSNN số 83/2015/QH13.

Quốc Hội, (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13.

Quốc Hội, (2016), Luật số 106/2016/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế.

 

Xem thêm
Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Biên Hoà - tỉnh Đồng Nai

Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp ngành xây dựng trên địa bàn thành phố Biên Hoà - tỉnh Đồng Nai

Kế toán đối với vật tư xuất kho sử dụng tại đơn vị hành chính sự nghiệp

Kế toán đối với vật tư xuất kho sử dụng tại đơn vị hành chính sự nghiệp

Đơn vị liên quan ban hành các chuẩn mực quốc tế về kế toán doanh nghiệp

Đơn vị liên quan ban hành các chuẩn mực quốc tế về kế toán doanh nghiệp

Đánh giá và kiến nghị về các sắc thuế hiện nay

Đánh giá và kiến nghị về các sắc thuế hiện nay

Ảnh hưởng của kỳ hạn nợ trong cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp - Trường hợp các công ty logistics niêm yết tại Việt Nam

Ảnh hưởng của kỳ hạn nợ trong cấu trúc vốn đến giá trị doanh nghiệp - Trường hợp các công ty logistics niêm yết tại Việt Nam

Đối tác
HAA
ACCA
CPA AUSTRALIA
ICAEW
Quảng cáo
PACE
Fast Accounting Online
CIMA
RSM DTL Auditing – Member RSM network
Tổng công ty du lịch Sài Gòn | Saigontourist
Smart Train
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN CHUẨN VIỆT
Đại Học Ngân Hàng - Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh