Công cụ phái sinh nhằm kiểm soát rủi ro tài chính trong doanh nghiệp


Sản phẩm phái sinh là một loại sản phẩm đặc biệt xuất phát từ một tài sản, công cụ cơ sở và giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị, trạng thái của tài sản, công cụ cơ sở đó. Sản phẩm tài chính phái sinh là một hợp đồng tài chính giữa hai hoặc nhiều bên, để giao dịch một tài sản vào một thời điểm trong tương lai với một mức giá được ấn định trước. Kiểm soát rủi ro tài chính là việc sử dụng các chiến lược, các chương trình hành động, công cụ, kỹ thuật phù hợp,… nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất do rủi ro tài chính có thể gây ra. Kiểm soát rủi ro mang tính chủ động, tích cực của các chủ thể quản lý nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý, duy trì sự phát triển bền vững của DN.

Các loại sản phẩm tài chính phái sinh bao gồm:

(1) Hợp đồng kỳ hạn là công cụ lâu đời nhất và có lẽ vì lý do đó mà nó ít phức tạp nhất. Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng giữa 2 bên, người mua và người bán, để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay. Nếu vào ngày đáo hạn, giá thực tế cao hơn giá hợp đồng thì người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận; nếu ngược lại thì người sở hữu hợp đồng sẽ chịu một khoản lỗ.

Bản thân hợp đồng kỳ hạn mang trong mình 2 loại rủi ro.

Thứ 1, nếu giá thực tế vào ngày đáo hạn hợp đồng cao hơn giá mong đợi, rủi ro vốn có của công ty sẽ làm giảm giá trị công ty nhưng sự sụt giảm này sẽ được đền bù bằng lợi nhuận của hợp đồng kỳ hạn.

Thứ 2, giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày nào đáo hạn của hợp đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặc trong thời hạn của hợp đồng. Vậy nên, bản thân những hợp đồng kỳ hạn có chứa nhiều rủi ro nhất trong các công cụ phái sinh.

(2) Hợp đồng giao sau cũng là một hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán, để mua bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay. Hợp đồng giao sau tiến triển từ hợp đồng kỳ hạn nên có những điểm giống với hợp đồng kỳ hạn. Về bản chất, chúng giống tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn. Tuy vậy, khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau được giao dịch trên thị trường có tổ chức, được gọi là sàn giao dịch giao sau. Người mua hợp đồng giao sau là người có nghĩa vụ mua hàng vào một ngày trong tương lai, có thể mua lại hợp đồng giao sau trên thị trường giao sau. Điều này làm cho họ thoát khỏi nghĩa vụ mua hàng. Và tương tự đối với người bán hợp đồng giao sau, là người có nghĩa vụ bán hàng vào một ngày trong tương lai, có thể mua lại hợp đồng trên thị trường giao sau, và điều này cũng làm cho họ thoát khỏi nghĩa vụ bán hàng. Đặc trưng này giúp những người tham gia mua bán công cụ tài chính phái sinh tránh được những thiệt hại kinh tế đáng kể, nếu trong thời hạn hợp đồng giá cả của tài sản cơ sở có sự biến động không có lợi cho mỗi bên. Giống như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau cũng có rủi ro hai chiều, rủi ro tín dụng, tức người sở hữu hợp đồng hoặc là người được nhận hoặc là người phải chi trả. Nhưng khác biệt rõ nhất với thị trường kỳ hạn là thị trường giao sau sử dụng 2 công cụ để loại bỏ rủi ro này.

Thứ 1, thay vì giao nhận giá trị hợp đồng vào 1 ngày thông qua mua bán đơn thuần vào ngày đáo hạn, thay đổi trong giá trị hợp đồng giao sau được thực hiện thanh toán vào cuối ngày giao dịch. Điều này có nghĩa hợp đồng giao sau có tính chất thanh toán tiền mặt hay điều chỉnh theo ngày, tức thời hạn giao sau được rút ngắn lại. Nhờ thế mà rủi ro trong thanh toán được giảm đi.

Thứ 2, hợp đồng giao sau yêu cầu tất cả các thành viên tham gia thị trường người bán và người mua đều như nhau, phải thực hiện một khoản ký gửi gọi là ký quỹ. Nếu hợp đồng giao sau của bạn tăng giá trị trong ngày giao dịch, mức tăng này sẽ được cộng vào tài khoản ký quỹ của bạn vào cuối ngày. Ngược lại, nếu hợp đồng của bạn giảm giá trị, thua lỗ sẽ được trừ ra. Và nếu số dư tài khoản ký quỹ của bạn giảm xuống mức tối thiểu đã thoả thuận trước đó, bạn sẽ bị yêu cầu nộp một khoản ký gửi bổ sung, tài khoản ký quỹ của bạn phải được bổ sung như cũ hoặc là vị thế của bạn sẽ bị đóng.

Hợp đồng giao sau rất giống với một danh mục các hợp đồng kỳ hạn. Tuy nhiên, hợp đồng giao sau và một danh mục các hợp đồng kỳ hạn chỉ giống nhau khi lãi suất là có thể xác định trước, tức là biết được một cách chắc chắn. Vào lúc đóng cửa mỗi ngày, các hợp đồng giao sau mang tính kỳ hạn đang tồn tại sẽ được thanh toán cũng như 1 hợp đồng mới được ký kết. Tính chất thanh toán hàng ngày kết hợp với yêu cầu ký quỹ, cho phép hợp đồng giao sau giảm thiểu đáng kể rủi ro tín dụng vốn có của hợp đồng kỳ hạn.

(3) Quyền chọn: Là hợp đồng giữa hai bên người mua và người bán, trong đó cho người mua quyền nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn. Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo điều khoản của hợp đồng nếu người mua muốn thế. Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call), một quyền chọn bán một tài sản gọi là quyền chọn bán (put). Mặc dù, các quyền chọn được giao dịch trong một thị trường có tổ chức nhưng phần lớn các giao dịch quyền chọn được quản lý riêng rẽ giữa hai bên. Những người này tự tìm đến với nhau, loại thị trường này gọi là thị trường OTC, đây chính là loại thị trường quyền chọn xuất hiện đầu tiên. Hầu hết các quyền chọn là mua bán các loại tài sản tài chính chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu…, bên cạnh đó cũng có những quyền chọn về thoả thuận tài chính khác như hạn mức tín dụng, đảm bảo khoản vay và bảo hiểm cũng là một hình thức khác của quyền chọn. Ngoài ra, bản thân cổ phiếu cũng là quyền chọn trên tài sản công ty. Quyền chọn cũng có những nét giống với một hợp đồng kỳ hạn nhưng quyền chọn không bắt buộc phải thực hiện giao dịch, còn người sở hữu hợp đồng kỳ hạn bắt buộc phải thực hiện giao dịch. Hai bên trong hợp đồng kỳ hạn có nghĩa vụ phải mua và bán hàng hoá, nhưng người nắm giữ quyền chọn có thể quyết định mua hoặc bán tài sản với giá cố định nếu giá tri của nó thay đổi.

(4) Hoán đổi là một hợp đồng trong đó hai bên đồng ý hoán đổi dòng tiền, một giao dịch mà cả hai bên đồng ý thanh toán cho bên còn lại một chuỗi các dòng tiền trong một khoảng thời gian xác định. Ví dụ, một bên đối tác đang nhận được một dòng tiền từ một khoản đầu tư, nhưng lại thích một loại đầu tư khác với dòng tiền mà mình đang thụ hưởng. Bên đối tác này sẽ liên lạc với một dealer hoán đổi, thường là một công ty hoạt động trên OTC, và họ sẽ thực hiện vị thế đối nghịch trong giao dịch. Tuỳ thuộc vào lãi suất hay giá sau đó thay đổi như thế nào mà 1 bên sẽ thu được lợi nhuận hay là bị lỗ. Lãi của bên này chính là lỗ của bên kia. Có 4 loại hoán đổi là hoán đổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất, hoán đổi chứng khoán và hoán đổi hàng hoá. Cũng giống như hợp đồng kỳ hạn, các hoán đổi cũng gánh chịu những rủi ro nếu một bên bị vỡ nợ. Hoán đổi được xem như là kết hợp giữa các hợp đồng kỳ hạn. Nó là cải tiến tài chính mới nhất nhưng về thực chất không phức tạp hơn một danh mục các hợp đồng kỳ hạn và rủi ro tín dụng hiện diện trong hoán đổi cũng có phần thấp hơn so với rủi ro tín dụng của hợp đồng kỳ hạn có cùng kỳ hạn.

(5) Bao thanh toán: Bao thanh toán có thể coi là một phương thức kết hợp thanh toán, tín dụng, bảo hiểm. Khi sử dụng dịch vụ này, bên mua hàng được lợi là không phải thanh toán tiền hàng ngay, chỉ thanh toán khi hàng hóa dịch vụ thực sự đáp ứng các yêu cầu của hợp đồng mua bán đã ký kết giữa hai bên. Bên bán chấp nhận cho bên mua được trả chậm nhưng vẫn được nhận tiền ngay, được đảm bảo rủi ro tài chính do chính sách bán hàng trả chậm trong trường hợp bên mua không thanh toán tiền, lại giảm bớt gánh nặng khi không phải theo dõi và đòi tiền các khoản phải thu. Bao thanh toán trong nước và quốc tế có thể xem là công cụ do ngân hàng cung cấp, nhằm giúp DN phòng ngừa rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả.

Bao thanh toán có thể giúp DN quản trị rủi ro tín dụng thương mại (bán chịu) hữu hiệu hơn bởi ba lý do: Một là, với dịch vụ bao thanh toán, ngân hàng là người đánh giá, theo dõi và thu hồi nợ mua. Bằng kinh nghiệm và chuyên môn của mình, ngân hàng rõ ràng làm việc này hữu hiệu hơn DN; Hai là, ngân hàng là trung tâm tín dụng và thanh toán, nhờ vậy có ưu thế thông tin về người mua hơn so với DN; Ba là, ngân hàng với tư cách là trung gian tài chính có thể chấp nhận và trung hòa được rủi ro tín dụng. ở khía cạnh này, ngân hàng hoạt động như là DN bảo hiểm kinh doanh dựa trên tiên lượng xác xuất xảy ra khả năng người mua không trả được.

Tóm lại, sản phẩm tài chính phái sinh được dùng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro, tuy nhiên sản phẩm tài chính phái sinh cũng chứa đựng nhiều rủi ro nếu không biết sử dụng đúng cách. Các sản phẩm tài chính phái sinh đôi khi là nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ lớn cho các DN, nếu DN lại chuyển từ “phòng ngừa rủi ro” sang “đầu cơ” và sử dụng chúng không phù hợp. Các sản phẩm này chứa đựng đòn bẩy khá cao, nghĩa là những thay đổi nhỏ trong giá cả có thể dẫn đến những khoản lợi nhuận hoặc mức lỗ lớn. Sử dụng chúng trong những trường hợp không phù hợp là rất nguy hiểm, tiến hành đầu cơ trong khi phải tiến hành phòng ngừa rủi ro là một sai lầm. Tuy vậy, các sản phẩm tài chính phái sinh vẫn phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng khắp ở các thị trường tài chính lớn của thế giới, vì đây vẫn là phương thức để các DN phòng ngừa rủi ro. Việc thực hiện quản trị rủi ro tài chính và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng sản phẩm tài chính phái sinh, sẽ giúp cho DN có một công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính một cách hiệu quả./.

Tài liệu tham khảo

[1] PGS.TS. Vũ Văn Ninh -TS. Phạm Thị Thanh Hòa, Quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp (2017).

[2] PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều, Quản trị rủi ro tài chính (2014).

Theo Tạp chí Kế toán và Kiểm toán của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA)

Ths. Phan Thùy Dương * Đại học Công nghệ GTVT

PVN)


Kế toán quản trị môi trường (KTQTMT) đã được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp (DN) tại các quốc gia trên thế giới như một công cụ hữu hiệu trong quản trị DN hướng tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay thông tin do KTQTMT cung cấp vẫn chưa thực sự tương xứng với vai trò của một công cụ hỗ trợ và định hướng cho quá trình ra quyết định và kiểm soát hoạt động của nhà quản trị (NQT). Công nghiệp 4.0 - được cho là tạo ra sự thay đổi căn bản trong quản lý, sản xuất, cung ứng và tiêu dùng -  liệu có thể giúp cải thiện thông tin KTQTMT theo hướng đầy đủ, chính xác, cụ thể phù hợp cho việc ra quyết định và kiểm soát hoạt động trong DN. Bài viết nghiên cứu vào cách thức mà công nghiệp 4.0 có thể cải thiện được chất lượng thông tin KTQTMT, cho việc ra quyết định và kiểm soát hoạt động trong DN - định hướng nghiên cứu trong các DN chế biến dầu khí, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Về KTQTMT và công nghiệp 4.0

Xem thêm
Kế toán các khoản thu hộ - chi hộ và hoa hồng đại lý trong dịch vụ đại lý vận tải biển

Kế toán các khoản thu hộ - chi hộ và hoa hồng đại lý trong dịch vụ đại lý vận tải biển

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán của Việt Nam

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán của Việt Nam

Luật Kiểm toán Nhà nước 2015 - Những vấn đề đặt ra và hướng sửa đổi, bổ sung

Luật Kiểm toán Nhà nước 2015 - Những vấn đề đặt ra và hướng sửa đổi, bổ sung

Bàn về những bất cập chi phí không được trừ của Thông tư 96/2015/TT-BTC và kiến nghị

Bàn về những bất cập chi phí không được trừ của Thông tư 96/2015/TT-BTC và kiến nghị

Nâng cao chất lượng đào tạo kế toán theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp ở Việt Nam

Nâng cao chất lượng đào tạo kế toán theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp ở Việt Nam

Đối tác
HAA
ACCA
CPA AUSTRALIA
ICAEW
Quảng cáo
PACE
Fast Accounting Online
CIMA
RSM DTL Auditing – Member RSM network
Tổng công ty du lịch Sài Gòn | Saigontourist
Smart Train
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN CHUẨN VIỆT
Đại Học Ngân Hàng - Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh