Làm rõ nguyên tắc xây dựng và hạch toán về thuế và các khoản thu khác xuất nhập khẩu


Chế độ kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (NK) được ban hành theo Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10/11/2015 gồm các quy định về chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản (TK) kế toán, sổ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) thuế xuất khẩu (XK), NK và Báo cáo quản trị thuế XK, NK, ngày hiệu lực của Thông tư là 01/01/2016 và thời gian áp dụng là ngày 01/01/2017.

Một số nội dung cơ bản về hệ thống TK kế toán và nguyên tắc hạch toán kế toán.

A. Hệ thống TK kế toán: số lượng TK cấp 1 gồm có 27 TK trong bảng và 03 TK ngoài bảng.

1. TK loại 1, gồm có 07 TK bao gồm TK 111- Tiền mặt; TK 112 - Tiền gửi kho bạc, ngân hàng; TK 113 - Tiền đang chuyển; TK 131 - Phải thu về thuế chuyên thu; TK 132 - Phải thu phí, lệ phí; TK 133 - Phải thu tiền phạt, chậm nộp, khác; TK 137 - Phải thu về thuế tạm thu.
2. TK loại 3, gồm có 11 TK cấp 1: TK 331 - thanh toán với NSNN; TK 333 - thanh toán với NSNN về tiền thu phạt, tiền nộp chậm và thu khác; TK 334 - Ghi thu NSNN; TK 335 - Phải hoàn thuế tạm thu; TK 336 - Phải hoàn thuế chuyên thu và thu khác đã thu; TK 337- Các khoản thuế tạm thu; TK 338 - Các khoản phải trả; TK 343 - Thanh toán vãng lai với đơn vị dự toán; TK 344 - Thanh toán vãng lai với Sở tài chính; TK 351 - TK chỉnh lý sau quyết toán thuế; TK 352 - Chờ điều chỉnh giảm thu; TK 354 - điều chỉnh số giảm thu.
3. TK loại 4, gồm 01 TK cấp 1: 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
4. TK loại 7, gồm 04 TK cấp 1: TK 711- Thu thuế chuyên thu; TK 712 - Thu phí, lệ phí hải quan; TK 713 - Thu phí, lệ phí hải quan; TK 713- Thu phạt, tiền chậm nộp; TK 720 - Thu khác.
5. TK loại 8 gồm 03 TK cấp 1: TK 811 - Các khoản giảm trừ; TK 812 - Các khoản giảm trừ thuế tạm thu; TK 813 - Giảm tiền phạt, chậm nộp và thu khác.
6. TK ngoài Bảng Cân đối kế toán gồm 03 TK: TK 002 - Hàng tạm giữ; TK 005 - Giá trị hàng hóa, hàng tịch thu; TK 007 - Ngoại tệ các loại.

Hơn nữa, hệ thống TK còn được chi tiết đến các TK cấp 3.

B. Kết cấu các TK và nguyên tắc hạch toán

1. Kết cấu các TK theo đúng nguyên tắc là đối với các TK loại 1 thì bên Nợ ghi tăng, bên Có ghi giảm; đối với các TK loại 3 bên Có ghi tăng, bên Nợ ghi giảm; đối với TK loại 7 bên Nợ ghi tăng Thu nhập, bên Có ghi các khoản kết chuyển vào NSNN; đối với các TK loại 8 bên Nợ ghi tăng các khoản giảm trừ, bên Có ghi kết chuyển các khoản giảm trừ; đối với các TK ngoài Bảng CĐKT thì bên Nợ ghi tăng và bên Có ghi giảm.
2. Kế toán thuế XK, NK được ghi chép, phản ánh theo phương pháp ghi kép, đảm bảo tổng hợp kết quả hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế và thu khác đối với hàng hóa XK, NK do cơ quan hải quan các cấp đã thực hiện theo quy định của pháp Luật Kế toán, Luật Ngân sách và pháp luật khác có liên quan. Kế toán thuế XK, NK phải đáp ứng nguyên tắc: Hạch toán theo kỳ kế toán; Theo năm ngân sách; Phù hợp với hệ thống kế toán thu ngân sách của Kho bạc Nhà nước; Tổng hợp, phản ánh thông tin tài chính của hoạt động nghiệp vụ đã hoàn thành; Cung cấp BCTC theo quy định của pháp Luật Kế toán.
3. Các loại thuế được phản ánh bao gồm Thuế XK, thuế NK; Thuế GTGT; Thuế TTĐB; Thuế bảo vệ môi trường; thuế phòng vệ thương mại (thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, thuế chống phân biệt đối xử), thu lệ phí, thu phạt, thu bán hàng tịch thu và các khoản thu khác theo quy định của Nhà nước đối với hàng hóa XK, NK; Phí thu hộ các hiệp hội, phí một cửa quốc gia.
4. Kế toán thuế tạm thu: là kế toán các khoản tiền thuế của hàng hóa XK, NK được tạm nộp vào TK tiền gửi (tạm thu, tạm giữ) của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước trước khi nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN).
5. Kế toán thuế chuyên thu: là phương pháp kế toán các khoản tiền thuế của hàng hóa XK, NK phải nộp vào NSNN.
6. Kế toán hoàn nộp thừa: là kế toán đối với trường hợp hoàn khoản tiền người nộp thuế đã nộp lớn hơn số tiền phải nộp của từng loại thuế trong cùng một đơn vị kế toán.
7. Kế toán hoàn do tái xuất hoặc tái nhập: là kế toán đối với trường hợp hoàn khoản tiền người nộp thuế đã nộp theo nghĩa vụ thuế của hàng hóa XK, NK, nhưng sau đó do tái xuất hàng đã NK hoặc tái nhập hàng đã XK người nộp thuế được hoàn trả lại khoản tiền đã nộp theo quy định của pháp luật về thuế.

C. Mô tả một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu

1. Kế toán thuế chuyên thu: có thể thu ngay bằng tiền mặt hoặc ghi nhận khoản phải thu.
2. Kế toán thu phí, lệ phí hải quan: thu lệ phí Hải quan, thu phí quá cảnh.
3. Kế toán tiền phạt, chậm nộp: kế toán chậm nộp thuế, kế toán phạt vi phạm hành chính và kế toán chậm nộp phạt vi phạm hành chính.
4. Kế toán thu thuế tạm thu.
5. Kế toán thu bán hàng tịch thu: trường hợp cơ quan Hải quan được phép bán thu tiền nộp tạm giữ của Hải quan.
6. Kế toán lệ phí thu hộ, ký quỹ: kế toán phí thu hộ, kế toán tiền ký quỹ của doanh nghiệp.
7. Kế toán thu hộ cơ quan hải quan khác.
8. Kế toán thu nộp tiền bán hàng hóa tồn đọng: Trường hợp người mua nộp tiền mua hàng hóa tồn đọng vào TK tạm giữ.
9. Kế toán giảm thuế chuyên thu theo quyết định: gồm không thu thuế, miễn, giảm, xóa nợ.

10. Kế toán giảm tiền phạt, chậm nộp và thu khác theo quyết định.

11. Kế toán giảm thuế tạm thu theo quyết định: không thu thuế, miễn giảm, xóa nợ.

12. Kế toán hoàn thuế chuyên thu do nộp thừa.

13. Kế toán hoàn thuế chuyên thu do tái xuất, tái nhập.

14. Kế toán hoàn tiền chậm nộp, hoàn tiền phạt: hoàn chậm nộp thuế, nộp thừa; Hoàn tiền phạt, chậm nộp phạt, nộp thừa; hoàn chậm nộp thuế do tái xuất, tái nhập.

15. Kế toán hoàn thuế tạm thu từ TK tiền gửi của hải quan: hoàn nộp thừa; hoàn do tái xuất, tái nhập sản phẩm.

16. Kế toán hoàn thuế tạm thu từ NSNN: hoàn nộp thừa; hoàn do tái xuất, tái nhập sản phẩm.

17. Kế toán các khoản thu chờ xác nhận thông tin, các khoản nộp nhầm: Trường hợp KBNN đã hạch toán thu NSNN nhưng cơ quan hải quan chưa đủ thông tin để hạch toán thanh khoản cho NNT (hoặc các trường hợp người nộp thuế nộp nhầm cơ quan thu, nộp vào đơn vị hải quan không có phát sinh số thuế phải thu); Hoàn tiền thuế nộp nhầm từ NSNN; Hoàn tiền thuế nộp nhầm từ TK tiền gửi.

18. Kế toán thuế chênh lệch Tỷ giá Hối đoái: thu thuế bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá hối đoái khi mở Tờ khai thấp hơn tỷ giá khi người nộp thuế vào KBNN, Trường hợp tỷ giá khi mở tờ khai cao hơn tỷ giá khi người nộp thuế nộp KBNN); hoàn thuế do nộp thừa bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá khi hoàn cao hơn tỷ giá khi người nộp thuế nộp ngoại tệ vào KBNN, Trường hợp tỷ giá khi hoàn thấp hơn tỷ giá khi người nộp thuế nộp ngoại tệ vào KBNN).

19. Kế toán thuế tạm thu chuyển tiêu thụ nội bộ: Trường hợp người nộp thuế đề nghị cơ quan hải quan cho phép chuyển tiêu thụ nội địa (mở tờ khai mới, sau khi điều chỉnh tiền thuế phải thu của tờ khai cũ, trường hợp có quyết hoàn thuế kế toán thực hiện theo hạch toán nghiệp vụ hoàn thuế Trường hợp tiền thuế được hoàn của tờ khai cũ bù trừ cho số thuế phải thu của tờ khai mới kế toán hạch toán theo phương pháp kế toán thu thuế chuyên thu); Trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra phát hiện người nộp thuế tự ý chuyển tiêu thụ nội địa (Khi cơ quan hải quan ra Quyết định ấn định thuế, kế toán hạch toán chuyển từ thuế tạm thu sang thuế chuyên thu, Nếu số tiền thuế tạm thu đã nộp lớn hơn số thuế chuyên thu ấn định, khi có quyết định hoàn, căn cứ Quyết định hoàn kế toán thực hiện hạch toán hoàn số tiền thừa cho người nộp thuế theo phương pháp kế toán hoàn thuế chuyên thu nộp thừa).

20. Kế toán hàng tang vật tạm giữ chờ xử lý: kế toán hàng tạm giữ, kế toán thu tiền bán hàng tạm giữ là hàng hóa dễ hư hỏng phải bán theo quy định.

21. Kế toán chỉnh lý các khoản thu thuộc NSNN năm trước phát sinh sau khi đóng kỳ kế toán năm./.

Tài liệu tham khảo

Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 10/11/2015 hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất NK.

Theo Tạp chí Kế toán & Kiểm toán – Bài của TS. Lê Thị Diệu Linh - Học viện Tài chính

Xem thêm
Hệ thống kế toán doanh nghiệp và những khoảng trống về kế toán môi trường

Hệ thống kế toán doanh nghiệp và những khoảng trống về kế toán môi trường

Bàn về kế toán tài sản dài hạn chờ để bán và hoạt động gián đoạn trong doanh nghiệp VN

Bàn về kế toán tài sản dài hạn chờ để bán và hoạt động gián đoạn trong doanh nghiệp VN

Quản lý tài chính của các dự án cho các tổ chức quốc tế tài trợ

Quản lý tài chính của các dự án cho các tổ chức quốc tế tài trợ

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) – Khả năng áp dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) – Khả năng áp dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam

Vốn hóa chi phí đi vay theo chuẩn mực kế toán VN số 16 (VAS số 16)

Vốn hóa chi phí đi vay theo chuẩn mực kế toán VN số 16 (VAS số 16)

Đối tác
HAA
ACCA
CPA AUSTRALIA
ICAEW
Quảng cáo
PACE
Fast Accounting Online
CIMA
RSM DTL Auditing – Member RSM network
Tổng công ty du lịch Sài Gòn | Saigontourist
Smart Train
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN CHUẨN VIỆT
Đại Học Ngân Hàng - Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh